Doanh nghiệp có nhu cầu giải thể hoặc bị giải thể phải thực hiện thủ tục giải thể theo quy định. Trong đó, doanh nghiệp sẽ nộp một bộ hồ sơ giải thể doanh nghiệp lên cho cơ quan có thẩm quyền. Để việc giải thể doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng và không gặp khó khăn gì thì bộ hồ sơ giải thể doanh nghiệp cần chính xác và đầy đủ giấy tờ. Hãy cùng Stalaw tìm hiểu về bộ hồ sơ dịch vụ giải thể doanh nghiệp này qua bài viết dưới đây nhé.
1. Các trường hợp doanh nghiệp sẽ bị giải thể
Doanh nghiệp sẽ giải thể trong các trường hợp sau đây:
Kết thúc thời hạn hoạt động đã được ghi trong Điều lệ của công ty mà không có quyết định gia hạn;
Theo nghị quyết/quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng các thành viên công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên/chủ sở hữu của công ty đối với công ty TNHH, của Đại hội đồng cổ đông công ty đối với công ty cổ phần;
Doanh nghiệp không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 trong thời hạn 06 tháng liên tiếp mà không thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
Bị thu hồi Giấy chứng nhận (GCN) đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế 2019 có quy định khác.
Theo đó, doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp theo 2 hình thức chính:
+ Giải thể doanh nghiệp tự nguyện;
+ Giải thể doanh nghiệp bắt buộc (Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)
2. Điều kiện để giải thể doanh nghiệp
Doanh nghiệp chỉ được phép giải thể khi đáp ứng được đủ các điều kiện sau:
Bảo đảm phải thanh toán hết tất cả các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác;
Không đang trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc tại Trọng tài.
Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp mà bị thu hồi GCN đăng ký doanh nghiệp sẽ cùng liên đới để chịu trách nhiệm khoản nợ của doanh nghiệp.
3. Bộ hồ sơ giải thể doanh nghiệp gồm những gì?
Báo cáo thanh lý các tài sản doanh nghiệp; danh sách các chủ nợ và số nợ đã được thanh toán, bao gồm cả thanh toán hết những khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi ra quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có).
Thành viên của Hội đồng quản trị công ty cổ phần, thành viên Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty/chủ doanh nghiệp tư nhân, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, thành viên công ty hợp danh hay người đại diện pháp luật của doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của bộ hồ sơ giải thể doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ giải thể doanh nghiệp không chính xác, giả mạo thì những người nêu trên phải liên đới để chịu trách nhiệm thanh toán cho quyền lợi của người lao động mà chưa được giải quyết, số thuế chưa được nộp, số nợ khác mà chưa thanh toán và chịu trách nhiệm của cá nhân trước pháp luật về những hệ quả sẽ phát sinh trong thời hạn 05 năm từ ngày nộp bộ hồ sơ giải thể doanh nghiệp lên Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ giải thể doanh nghiệp.
3.1. Hồ sơ thông báo giải thể doanh nghiệp
Hồ sơ thông báo giải thể doanh nghiệp, công ty bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp theo Mẫu phụ lục II-22 (ban hành kèm theo Thông tư này);
- Phương án giải quyết nợ (nếu có).
3.2. Hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp
Hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp, công ty bao gồm các loại giấy tờ sau:
Theo quy định tại Điều 210 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 70 Nghị định này, hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp gồm:
- Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp theo Mẫu phụ lục II-22;
- Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số tiền nợ đã thanh toán: gồm thanh toán các khoản nợ về thuế, BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động sau khi giải thể doanh nghiệp (nếu có);
- Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có) hoặc giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu (trong tường hợp đăng ký dấu với Cơ quan Công an);
- (Bản sao) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Văn bản ủy quyền cho người được đại diện theo ủy quyền;
- (Bản sao) Giấy tờ pháp lý nhân thân của người đại diện (hoặc người được đại diện ủy quyền) gồm CCCD/CMT/hộ chiếu…
Bên cạnh đó, hồ sơ có thể phải cần thêm:
- Xác nhận của Ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản về việc đã tất toán tài khoản (trong trường hợp chưa mở tài khoản Ngân hàng thì có văn bản cam kết chưa mở tài khoản và không nợ tại bất kỳ Ngân hàng hoặc tổ chức cá nhân nào);
- Giấy tờ chứng minh doanh nghiệp đã đăng bố cáo giải thể theo quy định;
- Thông báo của Cơ quan Thuế về việc đóng MST (trong trường hợp chưa đăng ký thuế thì phải có văn bản xác nhận của cơ quan Thuế);
- Đối với doanh nghiệp có chi nhánh thì văn phòng đại diện phải nộp kèm hồ sơ giải thể của chi nhánh, văn phòng đại diện.
3.3. Nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp
Căn cứ theo Điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020, nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp tư nhân;
- Lý do tiến hành giải thể;
- Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;
- Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
- Họ, tên và chữ ký của chủ doanh nghiệp, chủ sở hữu công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.
CÔNG TY LUẬT TNHH STARLAW
Địa chỉ trụ sở chính: Số 619 Đường Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
Địa chỉ VP HCM: Số 151 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh
Tell : 0931.333.162
Quản lý: 0909.363.269
Email: luat.starlawvn@gmail.com
Website: stalaw.vn