CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ STARLAW được biết đến là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ xin xác nhận quảng cáo thực phẩm chức năng hàng đầu hiện nay trên toàn quốc.

 

Căn cứ pháp lý quy định giấy phép thực phẩm chức năng

– Luật quảng cáo năm 2012 (sửa đổi bổ sung năm 2018);

– Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo;

– Thông tư 09/2015/TT-BYT ban hành ngày 25 tháng 05 năm 2015 quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế.

 

Giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng là gì?

 

Giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng là giấy phép do Cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp cho doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo, việc cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo chỉ được thực hiện sau khi hồ sơ xin phép quảng cáo đã được thẩm định và xác nhận đầy đủ, hợp lệ.

Điều kiện cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng?

 

dịch vụ xin xác nhận quảng cáo thực phẩm chức năng 16

 

 

Điều kiện chung cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

 

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 09/2015/TT-BYT quy định điều kiện chung để cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo như sau:

1. Nội dung quảng cáo phải bảo đảm đúng các quy định của pháp luật về quảng cáo, không có hành vi bị cấm quy định tại Điều 8 của Luật quảng cáo.

2. Tiếng nói, chữ viết, hình ảnh trong quảng cáo phải bảo đảm ngắn gọn, thông dụng, đúng quy định tại Điều 18 của Luật quảng cáo. Cỡ chữ nhỏ nhất trong nội dung quảng cáo phải bảo đảm tỷ lệ đủ lớn để có thể đọc được trong điều kiện bình thường và không được nhỏ hơn tỷ lệ tương đương cỡ chữ Vntime hoặc Times New Roman 12 trên khổ giấy A4.

3. Căn cứ điểm đ khoản 4 Điều 20 Luật Quảng cáo 2012 quy định điều kiện quảng cáo:

4. Quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

đ) Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải công bố tiêu chuẩn

 

Điều kiện riêng cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

Tại Điều 5 Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo; quy định điều kiện quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm như sau:

Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm

1. Nội dung quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải phù hợp với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

2. Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có các nội dung sau đây:

a) Tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm;

b) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

3. Quảng cáo thực phẩm chức năng phải thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này và các nội dung sau đây:

a) Tác dụng chính và các tác dụng phụ (nếu có);

b) Khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

4. Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.

5. Quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo nói, báo hình phải đọc rõ ràng nội dung quy định tại Điểm a Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

Như vậy, để được cấp giấy phép quảng cáo cho thực phẩm chức năng, thực phẩm phải đảm bảo các điều kiện sau:

– Thực phẩm chức năng phải được cơ quan chức năng cấp số công bố phù hợp với quy định của pháp luật.

– Nội dung quảng cáo thực phẩm phải đúng với nội dung được cấp phép trong giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

– Nội dung Quảng cáo thực phẩm chức năng phải có các nội dung sau đây:

+ Tên thực phẩm chức năng

+ Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

+ Tác dụng chính và các tác dụng phụ (nếu có);

+ Khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

– Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.

– Quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo nói, báo hình phải đọc rõ ràng nội dung theo quy định.

 

điều kiện thủ tục xin xác nhận quảng cáo thực phẩm chức năng

 

Trường hợp nào không được cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng?

 

Những trường hợp sau đây sẽ không đủ điều kiện để được cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng:

– Quảng cáo thực phẩm chức năng khi chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo;

Lưu ý: Trường hợp này sẽ bị xử phạt hành chính, sau khi hoàn thành việc xử phạt hành chính, cơ quan chức năng mới tiến hành thẩm định hồ sơ cấp giấy phép quảng cáo cho thực phẩm chức năng.

– Quảng cáo thực phẩm chức năng không đúng hoặc quá với công dụng của sản phẩm

– Quảng cáo thực phẩm chức năng trái với quy định an toàn thực phẩm

– Quảng cáo thực phẩm chức năng là thuốc có tác dụng chữa bệnh

– Sản phẩm quảng cáo là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng

– Quảng cáo thực phẩm chức năng dùng hình ảnh, thư tín của bệnh nhân, đơn vị, nhân viên y tế

– Quảng cáo dưới dạng bài viết có nội dung đề cập đến tác dụng điều trị bệnh

– Cùng một số điều khoản khác theo quy định quảng cáo đã được pháp luật thông qua

 

Như vậy, để đảm bảo khả năng đăng ký thành công giấy phép quảng cáo thực phẩm, khách hàng nên xem xét kỹ những trường hợp trên để có biện pháp phù hợp.

Thông tin bắt buộc cần có trong nội dung khi xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng?

 

Khi xây dựng nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng, ngoài những nội dung đơn vị quảng cáo muốn truyền tải tới khách hàng về sản phẩm của mình, đơn vị quảng cáo còn cần lưu ý những thông tin bắt buộc phải có trong giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng như sau:

+ Tên sản phẩm;

+ Xuất xứ hàng hoá, tên địa chỉ nhà sản xuất, nhà nhập khẩu;

+ Tác dụng của sản phẩm (nếu có);

+ Các cảnh báo khi sử dụng sản phẩm (nếu có);

+ H­ướng dẫn sử dụng, h­ướng dẫn bảo quản (đối với các sản phẩm có cách sử dụng, cách bảo quản đặc biệt);

+ Riêng với các sản phẩm thực phẩm chức năng phải có dòng chữ hoặc lời đọc “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

– Nội dung quảng cáo không được sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế. Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.

– Việc quảng cáo trên báo hình, báo nói với thời lượng ngắn dưới 15 giây thì không phải đọc ” Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”, nhưng phải thể hiện khuyến cáo trong quảng cáo

 

dịch vụ xin xác nhận quảng cáo thực phẩm chức năng 18

 

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng như thế nào?

 

Quy trình xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng như sau:

 

Bước 1: Chuẩn bị thông tin, tài liệu xin giấy phép quảng cáo

Căn cứ vào nội dung quảng cáo, đơn vị quảng cáo sẽ chuẩn bị những tài liệu cần thiết để  có thể soạn thảo được hồ sơ xin GP quảng cáo thực phẩm chức năng.

 

Bước 2: Nộp hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, đơn vị quảng cáo sẽ tiến hành nộp hồ sơ trực tuyến tới Cục an toàn vệ sinh thực phẩm

Lưu ý: Hồ sơ bắt buộc phải nộp trực tuyến và không nộp hồ sơ giấy như giai đoạn trước

 

Bước 3: Nộp lệ phí xin giấy phép quảng cáo theo biểu phí quy định

Sau khi hồ sơ đã được nộp, đơn vị quảng cáo cần tiến hành nộp chi phí xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng tại Ngân hàng vào tài khoản kho bạc của Cục an toàn VSTP, sau đó sử dụng biên lai đã ghi nhận nộp tiền up lên hệ thống để được đủ điều kiện thụ lý hồ sơ.

 

Bước 4: Cục ATVSTP sẽ thẩm tra hồ sơ xin phép quảng cáo thực phẩm

Nếu hồ sơ xin giấy phép hợp lệ, Cục An toàn thực phẩm sẽ cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm. Còn nếu hồ sơ không đạt yêu cầu, Cục sẽ trả lại và nêu ra nguyên nhân.

 

Bước 5: Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng

 

Cục ATVSTP sẽ tiến hành cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo cho đơn vị quảng cáo qua tài khoản đã đăng ký.

Sau khi nắm được quy trình xin giấy phép, tiếp theo sẽ cùng bạn tìm hiểu chuyên sâu về các mục liên quan.

 

Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

 

Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng sẽ bao gồm các giấy tờ sau đây:

– Đơn xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng (theo mẫu quy định)

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có dấu đơn vị xin giấy phép)

– Đối với thực phẩm chức năng chưa có quy chuẩn kỹ thuật cần có giấy xác nhận công bố an toàn thực phẩm (bản sao có dấu đơn vị xin giấy phép quảng cáo) hoặc giấy tiếp nhận công bố đáp ứng yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

– Giấy xác nhận phù hợp với quy định an toàn thực phẩm do Cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp kèm theo hồ sơ công bố sản phẩm;

– Thực phẩm chức năng dự định quảng cáo cần phải có:

Đối với quảng cáo truyền hình, điện ảnh, phát thanh

+ Nội dung quảng cáo (01 bản) được ghi dưới dạng đĩa

+ Kịch bản quảng cáo (02 bản) có đóng dấu của đơn vị đăng ký giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

Đối với quảng cáo trên báo viết, tờ rơi, áp phích, poster, các cổng thông tin điện tử

+ Ma-két nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng (02 bản) có dấu đơn vị xin giấy phép

+ File mềm ghi nội dung quảng cáo

– Nếu thực phẩm chức năng quảng cáo không có bản thông tin chi tiết cần phải có tài liệu chứng minh cho thông tin (có dấu giáp lai đơn vị xin giấy phép)

– Mẫu nhãn thực phẩm chức năng được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận (bản sao có dấu) 

Lưu ý: Tài liệu tham khảo, chứng minh, xác thực thông tin trong nội dung quảng cáo:

– Các tài liệu bằng tiếng Anh phải dịch ra tiếng Việt kèm theo tài liệu gốc bằng tiếng Anh. Bản dịch tiếng Việt phải được đóng dấu xác nhận của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo;

– Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài không phải là tiếng Anh phải dịch ra tiếng Việt và kèm theo tài liệu gốc bằng tiếng nước ngoài. Bản dịch tiếng Việt phải được công chứng theo quy định của pháp luật.

c) Các tài liệu trong hồ sơ được in rõ ràng, sắp xếp theo trình tự quy định tại các điều của Thông tư này, giữa các phần có phân cách bằng giấy màu, có trang bìa và danh mục tài liệu;

d) Các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phải còn hiệu lực, là bản sao chứng thực hoặc bản sao có đóng dấu của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo. Các tài liệu trong hồ sơ phải có dấu, dấu giáp lai của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo;

đ) Mẫu nội dung quảng cáo được trình bày trên khổ giấy A4. Mẫu hình thức quảng cáo ngoài trời khổ lớn có thể trình bày trên khổ giấy A3 hoặc khổ giấy khác và ghi rõ tỷ lệ kích thước so với kích thước thật

 

dịch vụ xin xác nhận quảng cáo thực phẩm chức năng 19

 

Nộp hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng ở đâu?

 

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Thông tư 09/2015/TT-BYT quy định về thẩm quyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế.

b) Cục An toàn thực phẩm cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng; thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ quy định tại Khoản 6 Điều 1 Thông tư này;

Sau khi hoàn tất mọi tài liệu, hồ sơ theo yêu cầu, quý khách hàng sẽ tiến hành nộp hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng qua hình thức nộp trực tuyến qua cổng thông tin.

Đơn vị quảng cáo có thể tham khảo cách nộp hồ sơ qua đường link sau đây: https://vfa.gov.vn/dich-vu-cong.html

Cục an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ không nhận hồ sơ giấy theo hướng nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện nên đơn vị xin giấy phép quảng cáo cần lưu ý kỹ vấn đề này để tránh mất thời gian.

 

Thời gian xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng?

Theo quy định của Luật, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét hồ sơ và trả kết quả hồ sơ xin phép.

Lưu ý: Thời hạn này được tính từ ngày hồ sơ hoàn chỉnh được tiếp nhận trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

Trường hợp trong quá trình thẩm định hồ sơ, cơ quan cấp phép không đồng ý với nội dung quảng cáo của tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp phép sẽ ra thông báo nêu rõ lý do từ chối và đề nghị đơn vị nộp hồ sơ phải sửa đổi/bổ sung/giải trình về hồ sơ.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời.

Sau 90 ngày làm việc kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị

 

Dịch vụ tư vấn xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng của công ty

Tư vấn thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

Ở bước này, STALAW sẽ dựa trên những thông tin mà quý khách hàng cung cấp để đánh giá sơ bộ về khả năng xin giấy phép.

– Trường hợp thông tin đầy đủ, chính xác, STALAW sẽ tư vấn những tài liệu cần để tiến hành xin giấy phép.

– Trường hợp thông tin không đủ, thiếu chính xác, Luật Hoàng Phi sẽ hướng dẫn khách hàng sửa đổi, bổ sung

Dựa trên những tư vấn của STALAW , nếu quý khách hàng cảm thấy hài lòng và muốn sử dụng dịch vụ tư vấn, chúng tôi sẽ gửi báo phí tư vấn xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng để quý khách hàng tham khảo.

Sau khi kiểm tra phí tư vấn, nếu quý khách hàng chưa hài lòng hay cần giải đáp một số thắc mắc, hãy trao đổi lại với luật sư, chuyên viên phụ trách. Họ sẽ giúp bạn tìm thấy câu trả lời thỏa đáng nhất.

STALAW tư vấn cách làm việc với cơ quan chức năng

Mọi tài liệu ngay khi hoàn thành sẽ được luật sư, chuyên viên pháp lý của STALAW hướng dẫn cách nộp tại cơ quan đăng ký giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng. Vì hồ sơ được tư vấn, hỗ trợ soạn thảo bởi những luật sư có chuyên môn, kinh nghiệm dày dặn nên hầu như sẽ không phải chỉnh sửa, bổ sung thông tin nào. Nhờ vậy, khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí đáng kể.

 

hồ sơ thủ tục xin xác nhận quảng cáo thực phẩm chức năng

 

Tư vấn cách nhận hồ sơ, bàn giao giấy xác nhận nội dung quảng cáo

STALAW sẽ hướng dẫn cách lấy giấy xác nhận giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng tại cơ quan nhà nước cho khách hàng.

Những kiến thức cần biết về giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng mà STALAW trình bày trên hy vọng sẽ giúp ích được phần nào cho quý bạn đọc. Nếu có những thắc mắc hay góp ý nào hãy phản hồi lại cho chúng tôi theo thông tin dưới website. STALAW chân thành cảm ơn!

 

Tại sao 100 người muốn xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng có đến 90 người mong muốn được STALAW tư vấn?

Nhận được sự tín nhiệm của quý khách hàng là niềm tự hào vô cùng lớn của STALAW . Tất nhiên, không phải ngẫu nhiên STALAW nhận được “quả ngọt” này, mà đó là kết quả của một hành trình dài đầy nỗ lực và nhiệt huyết.

Trong một cuộc khảo sát nhỏ những khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ tư vấn xin cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng của chúng tôi, hầu hết mọi người đều bộc bạch rằng “Tìm hiểu thủ tục, hồ sơ thấy phức tạp quá mà tôi lại không rành về khoản này, nên thôi tốn kém một ít chi phí nhưng có nhiều thời gian để làm các việc khác”. Và như thế, mọi người tìm đến STALAW với mong muốn nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.

 

Hỏi đáp nhanh về giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

 

1.Cá nhân có xin được giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng không?

Cá nhân không xin được giấy xác nhận nội dung quảng cáo, giấy phép quảng cáo chỉ cấp cho doanh nghiệp.

 

2. Hình thức quảng cáo thực phẩm chức năng như thế nào?

Chào Luật sư, Công ty tôi có kinh doanh 1 loại sản phẩm là thực phẩm chức năng, công ty tôi muốn quảng cáo sản phẩm này dưới hình thức Maket và sẽ được dán tại các cửa hàng dược phẩm; trên website công ty dưới dạng banner. Luật sư vui lòng cho tôi hỏi, chúng tôi sẽ phải xin 02 giấy phép quảng cáo (01 cho Maket được dán tại cửa hàng dược phẩm và 01 cho maket được thể hiện trên website công ty)? Mong sớm nhận được sự tư vấn của Luật sư:

Trả lời:

Chào Anh, với câu hỏi của Anh chúng tôi trả lời như sau:

Về thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng sẽ được xin cho nội dung của giấy phép, 1 nội dung được thể hiện dưới 1 hình thức cụ thể như maktet sẽ có thể quảng cáo trên nhiều phương tiện quảng cáo khác nhau nhưng nếu nội dung quảng cáo khác nhau, mỗi nội dung sẽ phải xin 1 giấy phép.

Ví dụ: Anh có 1 TVC quảng cáo thực phẩm chức năng Anh có thể đưa nội dụng này lên quảng cáo trên TV hoặc quảng cáo trên website của Công ty (mặc dù quảng cáo trên 2 phương tiện khác nhau nhưng sẽ chỉ phải xin 1 giấy phép do nội dung quảng cáo giống nhau) nhưng nếu Anh có 1 TVC và 1 Maket Anh sẽ phải xin 02 giấy phép vì nội dung quảng cáo của 2 hình thức này là khác nhau.

Trường hợp cụ thể của Anh, với 1 maket quảng cáo và nội dung là giống nhau Anh có thể vừa quảng cáo tại cửa hàng dược phẩm vừa có thể quảng cáo trên website công ty và khi xin giấy phép trong nội dung đơn xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng, khi ghi mục phương tiện quảng cáo Anh sẽ gửi quảng cáo trên Intrernet và quảng cáo maket tại cửa hàng dược phẩm.

Trên đây là câu trả lời của chúng tôi với câu hỏi của Anh, trường hợp cần thêm nội dung tư vấn, Anh có thể liên hệ lại với chúng tôi theo địa chỉ được ghi bên dưới bài viết này.

 

Xem thêm:  Dịch vụ xin xác nhận quảng cáo thực phẩm chức năng

 

dịch vụ xin xác nhận quảng cáo thực phẩm chức năng 23

 

3. Lệ phí xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng?

Theo Thông tư 279/TT-BTC ngày 14/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, chi phí xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng là: 1,800,000 VND (một triệu tám trăm nghìn đồng)

Lưu ý: Mức phí nêu trên là lệ phí nộp cho cơ quan nhà nước khi xin phép và chưa bao gồm phí dịch vụ tư vấn xin giấy phép.

 

4. Hiệu lực giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng?

Hiệu lực giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng cũng như giấy xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm sẽ phụ thuộc vào hiệu lực của giấy xác nhận phù hợp với quy định an toàn thực phẩm cho thực phẩm chức năng quảng cáo.

Ví dụ: Hiệu lực giấy xác nhận quy định an toàn vệ sinh thực phẩm chức năng có hiệu lực 5 năm và thời gian còn lại là 3 năm, hiệu lực giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng cũng chỉ là 3 năm.

Ngoài ra, giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng hết hiệu lực trong các trường hợp sau đây:

+ Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;

+ Sản phẩm, hàng hoá có những thay đổi về thành phần hoặc công dụng;

+ Sản phẩm, hàng hóa bị đình chỉ lưu hành hoặc bị thu hồi.

 

5. Quảng cáo thực phẩm chức năng khi chưa có giấy phép bị xử phạt như thế nào?

Quảng cáo thực phẩm chức năng là hình thức quảng cáo có điều kiện, điều đó có nghĩa đơn vị quảng cáo chỉ được phép quảng cáo cho sản phẩm của mình khi được cơ quan chức năng cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo.

Đơn vị quảng cáo chưa có giấy phép nhưng tiến hành quảng cáo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định như sau:

Theo quy định tại Điều 67 Nghị định 158/ 2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thể thao, văn hóa và du lịch và quảng cáo có quy định mức phạt vi phạm các quy định xin giấy phép quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt có quy định mức phạt như sau: ” Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định và Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo“

 

CÔNG TY LUẬT TNHH STARLAW

Địa chỉ trụ sở chính: Số 619 Đường Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.

Địa chỉ VP HCM: Số 151 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh

Tell       : 0931.333.162

Hotline : 0931.333.162                                                                           

Quản lý: 0909.363.269

STARLAW CO.,LTD