Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tính đến ngày 20/9/2023, tổng số vốn FDI đăng ký vào Việt Nam bao gồm vốn đăng ký mới, vốn đăng ký điều chỉnh, giá trị góp vốn và mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, đạt gần 20,21 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2020. Trong 9 tháng, đã có 2.254 dự án đầu tư mới được cấp giấy chứng nhận (tăng 66,3% so với cùng kỳ), với tổng số vốn đăng ký lên đến hơn 10,23 tỷ USD (tăng 43,6% so với cùng kỳ), và cũng đã thực hiện 2.539 giao dịch góp vốn để mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, với tổng giá trị góp vốn đạt hơn 4,82 tỷ USD (tăng 47% so với cùng kỳ). Bên cạnh đó, việc điều chỉnh vốn của các dự án cũng tiếp tục tăng so với cùng kỳ, con số này chứng minh rằng Việt Nam vẫn luôn là một thị trường tiềm năng của các nhà đầu tư nước ngoài. Để hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thuận lợi hơn, nhà đầu tư nước ngoài có thể tiến hành mua cổ phần, mua phần vốn góp hoặc góp vốn thành lập công ty. Trong bài viết sau đây, Stalaw sẽ giới thiệu chi tiết các quy trình, dịch vụ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật.
1. Các hình thức thành lập công ty/doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Tại Điều 24 Luật Đầu tư 2020, quy định về các hình thức thành lập công ty có vốn đầu tư đầu tư tại Việt Nam gồm:
- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
- Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
- Thực hiện dự án đầu tư.
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
- Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì các nhà đầu tư sẽ thực hiện theo một trong hai hình thức là đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của công ty Việt Nam hoặc đầu tư thành lập tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài. Cụ thể như sau:
1.1. Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức nhà đầu tư góp vốn ngay từ đầu
Trường hợp này, nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiến hành góp vốn ngay từ khi bắt đầu thành lập công ty tại Việt Nam. Trong đó, tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài có thể dao động từ 1% – 100% vốn điều lệ tùy theo lĩnh vực hoạt động của công ty.
1.2. Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức góp vốn, mua cổ phần
Trường hợp này, nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiến hành góp vốn vào công ty Việt Nam đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài sẽ làm thủ tục để mua phần vốn góp/cổ phần của công ty Việt Nam với tỷ lệ từ 1% – 100% tùy vào lĩnh vực hoạt động. Sau khi hoàn tất các thủ tục, công ty Việt Nam sẽ chuyển đổi thành công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
Xem thêm: DỊCH VỤ THÔNG BÁO WEBSITE
2. Điều kiện thành lập công ty/doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài?
Để được đầu tư kinh doanh tại Việt Nam một cách hợp pháp, nhà đầu tư nước ngoài không chỉ phải tuân thủ các điều kiện chung khi thành lập doanh nghiệp mà còn phải đảm bảo đạt được những điều kiện riêng đối với nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể:
2.1. Điều kiện đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn từ đầu thành lập công ty
- Theo quy định tại Điều 22 Luật Đầu tư 2020, công ty/doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài đã được quy định tại Điều 9 của bộ luật này. Nghĩa là nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép tham gia một số ngành, nghề được nhà nước cho phép đầu tư và không được tham gia những ngành, nghề bị cấm;
- Để chuẩn bị cho việc thành lập công ty, nhà đầu tư nước ngoài cần có: dự án đầu tư; làm thủ tục xin cấp (điều chỉnh) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
2.2. Điều kiện đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua vốn góp, mua cổ phần
- Theo quy định tại Điều 24, Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện về tiếp cận thị trường được quy định tại Khoản 3 Điều 9 của bộ luật này và Điều 15, 16, 17 của Nghị định 31/2021/NĐ-CP;
- Phải bảo đảm quốc phòng, an ninh căn cứ theo quy định của Luật Đầu tư 2020;
- Tuân thủ quy định của luật đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.
2.3. Điều kiện về chủ thể và quốc tịch của nhà đầu tư nước ngoài
Chủ thể đầu tư nước ngoài có thể là cá nhân trên 18 tuổi, tổ chức, doanh nghiệp mang quốc tịch của thành viên WTO hoặc có ký điều ước song phương liên quan đến đầu tư với Việt Nam.Tuy nhiên, một số ngành nghề mà chỉ nhà đầu tư nước ngoài là pháp nhân mới được phép đầu tư tại Việt Nam. Những nhà đầu tư cá nhân mang hộ chiếu có nội dung “đường lưỡi bò” sẽ không thể góp vốn đầu tư tại Việt Nam hoặc đảm nhận vai trò người đại diện quản lý phần vốn đầu tư cho các tổ chức hoặc công ty được thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật
Không có quy định cụ thể về quốc tịch của nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài từ bất kỳ quốc gia nào đều có thể đầu tư tại Việt Nam, miễn là tuân thủ các quy định pháp luật và thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cần phải được phê duyệt và tuân thủ các quy định liên quan đến an ninh quốc gia, cạnh tranh, và phê duyệt doanh nghiệp. Các điều khoản cụ thể về quy định chủ thể và quốc tịch của nhà đầu tư nước ngoài có thể được tìm thấy trong các luật như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và các văn bản pháp luật khác liên quan đến việc đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Xem thêm: Dịch vụ công bố lưu hành mỹ phẩm
2.4. Điều kiện về năng lực tài chính của nhà đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài phải có đủ năng lực tài chính để đầu tư và cần chứng minh được năng lực tài chính đầu tư tại Việt Nam tùy theo ngành nghề đã chọn. Tuy nhiên, các yêu cầu tài chính cụ thể có thể khác nhau tùy thuộc vào các quy định và chính sách cụ thể của chính phủ Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài phải tiến hành thẩm định và làm quen với các luật và quy định liên quan điều chỉnh lĩnh vực họ đã chọn để đảm bảo họ đáp ứng tất cả các yêu cầu tài chính cần thiết trước khi tiến hành kế hoạch đầu tư. Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài nên tham khảo ý kiến của các cố vấn pháp lý và tài chính có chuyên môn về luật đầu tư của Việt Nam để đảm bảo tuân thủ.
2.5. Điều kiện về trụ sở công ty dự định đăng ký và địa điểm thực hiện dự án
Nhà đầu tư nước ngoài cần có địa điểm thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam thông qua hợp đồng thuê địa điểm, hợp đồng thuê nhà, thuê đất, và giấy tờ nhà đất hợp pháp của bên cho thuê để làm trụ sở công ty và địa điểm thực hiện dự án.
Đối với dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, nhà đầu tư phải chứng minh đủ điều kiện cho thuê nhà xưởng và có hợp đồng thuê nhà xưởng trong các cụm, khu công nghiệp.
2.6. Điều kiện về năng lực kinh nghiệm và các điều kiện đặc thù theo lĩnh vực đầu tư
Nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện cụ thể đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài. Đối với lĩnh vực thương mại, bán buôn bán lẻ hàng hóa, nhà đầu tư cần chứng minh có năng lực kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư.
Xem thêm: Hồ sơ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài mới nhất
CÔNG TY LUẬT TNHH STARLAW
Địa chỉ trụ sở chính: Số 619 Đường Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
Địa chỉ VP HCM: Số 151 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh
Tell : 0931.333.162
Hotline : 0931.333.162
Quản lý: 0909.363.269
Email: luat.starlawvn@gmail.com
Website: https://stalaw.vn/
Tags:
Dịch Vụ Thành Lập Công Ty Có Vốn Đầu Tư Nước NgoàiĐiều Kiện Thành Lập Công Ty Có Vốn Nước NgoàiChi Phí Thành Lập Công Ty Có Vốn Nước NgoàiThành Lập Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Nước NgoàiHồ Sơ Thành Lập Công Ty Có Vốn Nước NgoàiThành Lập Công Ty 100% Vốn Nước NgoàiDoanh Nghiệp Có Vốn Nước NgoàiDoanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài Tại Việt Nam