1. Hợp pháp hóa lãnh sự/Chứng nhận lãnh sự
Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ là một thủ tục hành chính, trong đó cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận chữ ký, con dấu, chức danh trên giấy tờ, văn bản do nước ngoài cấp để tài liệu đó được công nhận và sử dụng hợp pháp tại Việt Nam.
Chứng nhận lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.
Như vậy:
- Mục đích chính của việc chứng nhận lãnh sự hoặc hợp pháp hóa lãnh sự là xác nhận giá trị của một văn bản do Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.
- Việc chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự không bao hàm chứng nhận về nội dung và hình thức của giấy tờ, tài liệu.
Lưu ý: Do Việt Nam chưa phải là thành viên của Công ước LaHay (Hague/Apostille) do đó các giấy tờ được cấp bởi hay sử dụng tại của Việt Nam (kể cả tại các quốc gia thành viên của Công ước LaHay) đều được yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự đầy đủ hoặc theo thỏa thuận pháp luật của Việt Nam và quốc gia có liên quan.
1.1. Văn bản pháp luật quy định về hợp pháp hóa lãnh sự
Toàn bộ các công tác về Hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự đều chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật sau:
- Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 05-12-2011 của Chính phủ quy định về về hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự.
- Thông tư số 01/2012/TT-BNG của Bộ Ngoại Gao hướng dẫn thi hành một số quy định thuộc Nghị định số 111/2011/NĐ-CP về hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự.
- Thông tư 157/2016/TT-BTC của Bộ Tài Chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự
1.2. Phân biệt Hợp pháp hóa lãnh sự và Chứng nhận lãnh sự
Hai quy trình này giống nhau ở chỗ: việc chứng nhận chữ ký, con dấu và chức danh trên giấy tờ đều do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện. Tuy nhiên, chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự khác nhau ở điểm:
- Chứng nhận lãnh sự: chứng nhận giấy tờ do Việt Nam cấp để được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.
- Hợp pháp hóa lãnh sự: chứng nhận giấy tờ do nước ngoài cấp để được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.
1.3. Cơ quan có thẩm quyền làm Hợp pháp hóa lãnh sự/Chứng nhận lãnh sự
Pháp luật Việt Nam quy định cơ quan có thẩm quyền này có thể là:
- Tại Việt Nam: Cục lãnh sự Bộ ngoại giao Việt Nam và Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan có thẩm quyền chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự trong nước. Ngoài ra, có 26 Sở/Phòng/Bộ phận Ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng được Bộ Ngoại giao ủy quyền thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự.
- Tại nước ngoài: Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài.
1.4. Loại giấy tờ không được Hợp pháp hóa lãnh sự
Các giấy tờ, tài liệu không được hợp pháp hóa lãnh sự:
- Giấy tờ bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật;
- Giấy tờ giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định pháp luật.;
- Giấy tờ có chữ ký, con dấu không phải là chữ ký gốc, con dấu gốc;
- Giấy tờ có nội dung xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam.
Ngoài ra, không phải giấy tờ nào cũng cần phải được hợp pháp hóa/chứng nhận lãnh sự thì mới sử dụng được tại quốc gia không phải là quốc gia cấp. Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 111/2011/NĐ-CP cũng như theo các hiệp định giữa Việt nam với một số quốc gia, có một số nước và giấy tờ được miễn hợp pháp hóa/chứng nhận lãnh sự.
1.5. Hợp pháp hóa lãnh sự ở đâu?
Trong nước: Nộp hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự tại trụ sở cơ quan Ngoại vụ địa phương được Bộ Ngoại giao ủy quyền tiếp nhận hồ sơ chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự.
Tại nước ngoài: Nộp hồ sơ tại trụ sở Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài.
Cụ thể:
1.6. Hợp pháp hóa lãnh sự mất bao lâu?
Theo Nghị định 111/2011/NĐ-CP, thời gian hợp pháp hóa lãnh sự mất bao lâu phụ thuộc vào tính chất và số lượng của loại hồ sơ, tài liệu cần hợp pháp hóa lãnh sự nhưng sẽ không quá 01 tuần làm việc.
Cụ thể:
- 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ;
- không quá 05 ngày làm việc nếu hồ sơ có số lượng từ 10 giấy tờ, tài liệu trở lên;
- có thể lâu hơn nếu cần kiểm tra tính xác thực của chữ ký, con dấu, chức danh trên giấy tờ, tài liệu cần hợp pháp hóa lãnh sự/chứng nhận lãnh sự.
1.7. Phí hợp pháp hóa lãnh sự/Chứng nhận lãnh sự mới nhất
Chi phí hợp pháp hóa lãnh sự được quy định trong thông tư 157/2016/TT-BTC, cụ thể như sau:
- Phí hợp pháp hóa lãnh sự: 30.000 đồng/bản/lần
- Phí chứng nhận lãnh sự: 30.000 đồng/bản/lần
- Phí cấp bản sao giấy tờ, tài liệu: 5.000 đồng/bản/lần.
- Phí gửi và nhận hồ sơ qua bưu điện (nếu có): Theo quy định của dịch vụ bưu chính
Lưu ý:
- Chi phí hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự được thu bằng đồng Việt Nam (VNĐ)
- Lệ phí nộp cùng lúc với nộp hồ sơ và biên lai thu phí được trả khi nhận kết quả.
- Để sử dụng giấy tờ tài liệu nước ngoài tại Việt Nam, bạn cần thêm bước chứng nhận lãnh sự tại cơ quan có thẩm quyền của nước đó. Để sử dụng tài liệu giấy tờ Việt Nam tại nước ngoài, bạn cần thêm bước hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan có thẩm quyền của nước đó. Mức phí sẽ quy định khác nhau theo từng quốc gia.
- Có một số giấy tờ tài liệu không thu lệ phí chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự
1.8. Hợp pháp hoá lãnh sự có làm hộ được không?
Theo Nghị định Số: 111/2011/NĐ-CP về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự do Chính phủ ban hành:
1. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có thể đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu của mình hoặc của người khác mà không cần giấy ủy quyền.
2. Cơ quan, tổ chức và cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự hoặc thông qua cơ quan ngoại vụ được ủy quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này hoặc gửi qua đường bưu điện.
► Như vậy: Các giấy tờ hợp pháp hoá, chứng nhận lãnh sự có thể nhờ người khác nộp hộ.
1.9. Ngôn ngữ sử dụng để hợp pháp hóa lãnh sự
Ngôn ngữ sử dụng để hợp pháp hoá lãnh sự là tiếng Việt và tiếng Anh. Ngôn ngữ sử dụng để chứng nhận lãnh sự là ngôn ngữ chính thức của nước ngoài, nơi giấy tờ, tài liệu của Việt Nam được đem ra sử dụng hoặc là một trong các ngôn ngữ chính thức của Liên Hợp quốc,.
CÔNG TY LUẬT TNHH STARLAW
Số ĐKHĐ: 01022185/TP/ĐKHĐ
Địa chỉ trụ sở chính: Số 619 Đường Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
Địa chỉ VP HCM: Số 151 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh
Tell : 0931.333.162
Quản lý: 0909.363.269
Tags:
Dịch Vụ Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự Giấy TờThủ Tục Chứng Nhận Lãnh SựHợp Pháp Hóa Lãnh Sự Giấy TờChứng Nhận Giấy TờThủ Tục Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự Giấy TờThủ Tục Chứng Nhận Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự Giấy TờDịch Vụ Hợp Pháp HóaChứng Nhận Lãnh SựHồ Sơ Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự Giấy TờHợp Pháp Hóa LãnhDịch Vụ Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự Hà NộiDịch Vụ Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự Giấy Tờ Tphcm