Những điều cần biết về luật bản quyền nghệ thuật
Đối với nghệ sĩ, hiểu biết về cách thức hoạt động của quyền tác giả rất quan trọng vì luật bản quyền chi phối quyền, lợi ích và trách nhiệm của người sáng tác đến các tác phẩm của họ.
Các nghệ sĩ thường có hai câu hỏi khi nhắc đến luật bản quyền: (1) làm cách nào để tôi bảo vệ tác phẩm của mình và (2) khi nào tôi có thể sử dụng tác phẩm của người khác. Hai câu hỏi này đại diện cho hai vấn đề cơ bản trong luật bản quyền nghệ thuật.
Những điều sau đây là tổng quan về luật bản quyền nghệ thuật, chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp đầy đủ, cơ bản về cách bảo vệ bản quyền khi một tác phẩm ra đời.
Những gì có thể được đăng ký bản quyền nghệ thuật
Để được có bản quyền thì một tác phẩm phải là bản gốc và được cố định “trong một phương tiện biểu đạt hữu hình”. Điều này có nghĩa tác phẩm được tạo ra độc lập, không phải là bản sao và được thể hiện trên một số hình thức phương tiện như toan, giấy, ghi âm (CD, LP, MP3)…, hoặc thậm chí ký hiệu mã hóa.
Luật liệt kê tám loại tác phẩm có thể được bảo hộ quyền tác giả: tác phẩm văn học; tác phẩm âm nhạc; tác phẩm kịch; kịch câm và các tác phẩm biên đạo; các tác phẩm tượng hình, đồ họa và điêu khắc; tranh ảnh động và các tác phẩm nghe nhìn khác;bản ghi âm và các công trình kiến trúc. Đặc bản biệt là các sự kiện và hiện tượng tự nhiên không có bản quyền .
Làm cách nào để tôi có được bản quyền nghệ thuật
Một tác phẩm được bảo vệ bởi bản quyền tại thời điểm tác phẩm được sáng tạo ra trong một phương tiện biểu đạt hữu hình. Nghệ sĩ không cần đăng ký tác phẩm với Cục Bản quyền. Nhưng nếu xảy ra hành vi vi phạm thì bạn sẽ cần chứng minh tác phẩm của mình đã được đăng ký khi nào và việc đăng ký với Cục bản quyền là bằng chứng thuyết phục nhất.
Tôi phải làm gì nếu ai đó đang sử dụng tác phẩm của tôi mà chưa có sự cho phép
Bắt đầu bằng một số câu hỏi như: Người sử dụng đã thấy tác phẩm của bạn chưa? Nếu họ chưa xem thì họ không sao chép nó. Trong luật bản quyền, việc này gọi là “sáng tạo độc lập”. Cả hai bạn đều đã tạo ra những tác phẩm giống nhau, nhưng không phải là bản sao của tác phẩm khác. Nhưng nếu bên kia có thể đã xem tác phẩm của bạn, thì bạn có thể làm một trong hai điều. Thứ nhất, cho họ biết bạn đã tạo ra tác phẩm mà họ đang sử dụng và bạn muốn họ ngừng hành vi vi phạm bản quyền. Thứ hai, bạn cũng có thể nói chuyện với luật sư và khởi kiện người đã vi phạm.
Khi nào tôi có thể sử dụng tác phẩm của các nghệ sĩ khác trong tác phẩm của chính mình
1. Phạm vi công cộng
Một tác phẩm có thuộc phạm vi công cộng hay không phụ thuộc vào thời điểm nó được tạo ra lần đầu tiên. Các tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm kể từ khi được công bố lần đầu tiên. Đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả qua đời. Đối với các tác phẩm khác (không phải là điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng) thời hạn bảo hộ là suốt cuôc đời tác giả và 50 năm tiếp theo. Trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau khi đồng tác giả cuối cùng qua đời.
2. Sử dụng hợp pháp
Một cách khác để sử dụng tác phẩm của người khác là nếu việc sử dụng tác phẩm của bạn được coi là “hợp pháp”. Việc sử dụng như vậy thường bao gồm phê bình, báo cáo tin tức, giảng dạy, học bổng và nghiên cứu.
3. Các tình huống cụ thể khác
Ngoài phạm vi công cộng và sử dụng hợp pháp, một số cách sử dụng khác đối với tác phẩm được bảo vệ mà không vi phạm bản quyền là thương lượng phí cấp phép với nghệ sĩ có tác phẩm gốc, trả cho nghệ sĩ một khoản phí để có quyền sử dụng tác phẩm của nghệ sĩ đó.
Luật bản quyền là một lĩnh vực tương đối phức tạp, liên quan đến nguồn gốc của các tác phẩm và thúc đẩy sự tôn trọng sáng tạo. Chúng tôi hy vọng rằng bài viết tổng quan chung này cung cấp đầy đủ thông tin cho người đọc biết những vấn đề cơ bản, để các tác phẩm nghệ thuật mới có thể được tạo ra cho tất cả mọi người thưởng thức.
Hồ sơ, chi phí đăng ký tác phẩm nghệ thuật bức ảnh, bức hình, nhiếp ảnh
- 02 bản Giấy ủy quyền (theo mẫu của Luật STARLAW)
- 02 bản Giấy cam đoan (của tác giả chụp bức ảnh, bức hình)
- 02 bản Quyết định giao nhiệm vụ (của doanh nghiệp giao cho người lao động chụp bức ảnh, bức hình)
- 02 bản sao chứng minh nhân dân của tác giả chụp bức ảnh, bức hình
- 02 bản sao giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (sao y chứng thực trong vòng 06 tháng)
- 02 bản in tác phẩm nghệ thuật : bức ảnh, bức hình, nhiếp ảnh.
+ Chi phí đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm nghệ thuật bức ảnh, bức hình, nhiếp ảnh
Phí dịch vụ tư vấn: Phí dịch vụ tư vấn cho việc thực hiện hoạt động đăng ký quyền tác giả trên được tính trọn gói là: 4.000.000 VNĐ/ 01 tác phẩm đăng ký quyền tác giả ((Phí dịch vụ nêu trên chưa bao gồm thuế VAT).
Lệ phí nhà nước: 500.000 VNĐ/01 tác phẩm đăng ký bản quyền (Bằng chữ: Năm trăm ngàn đồng chẵn). (áp dụng mức thu phí của Thông tư 29/2009/TT-BTC Quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền tác giả, quyền liên quan).
Hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kịch bản
- 02 bản Giấy ủy quyền (theo mẫu của Luật STARLAW)
- 02 bản Giấy cam đoan (của tác giả của tác phẩm kịch bản)
- 02 bản Quyết định giao nhiệm vụ (của doanh nghiệp giao cho người lao động sáng tạo ra tác phẩm kịch bản)
- 02 bản sao chứng minh nhân dân của tác giả tác phẩm kịch bản
- 02 bản sao giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (sao y chứng thực trong vòng 06 tháng)
- 02 bản in tác phẩm nghệ thuật : tác phẩm kịch bản.
+ Chi phí đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kịch bản (báo giá bằng văn bản hoặc thông qua email)