I/ KHÁI NIỆM, GIỚI THIỆU
Trong những năm gần đây, cụm từ “thưc phẩm chức năng” được người dân biết tới và sử dụng ngày càng phổ biến. Đây là các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc là thực phẩm trong quá trình chế biến được bổ sung thêm một số chất; nhằm hỗ trợ điều trị bệnh và phòng ngừa bệnh vì nó có khả năng phục hồi tất cả các cấu trúc tế bào trong cơ thể đang bị tổn thương.
Bộ Y tế Việt Nam định nghĩa thì thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Tuỳ theo công thức, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, thực phẩm chức năng còn có các tên gọi sau: thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng; thực phẩm bổ sung; thực phẩm bảo vệ sức khoẻ; sản phẩm dinh dưỡng y học.
II/ CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Căn cứ luật vệ sinh an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm
- Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09/11/2012 của Bộ Y tế Hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
III/ TRÌNH TỰ THỦ TỤC
Bước 1: Mỗi doanh nghiệp khi muốn hoàn thành thủ tục tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm thì việc đầu tiên đều cần phải làm đó chính là chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nhất.
Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Ø Trong thủ tục tự công bố chất lượng sản phẩm chính là bước nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền. Khi doanh nghiệp đặt trụ sở ở đâu thì nộp tại cơ quan địa phương, tỉnh, trung ương tương ứng.
Ø Khi đến những cơ quan có thẩm quyền này thì doanh nghiệp nộp 1 bản tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm. Sau đó, sẽ được công bố sản phẩm của mình cho mọi người cùng biết.
Ø Có thể sẽ công bố trên những phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài chẳng hạn. Hoặc cũng có thể được công bố trên trang thông tin điện tử, website của chính công ty. Miễn sao, khách hàng và cơ quan thẩm quyền có thể nhìn thấy được chỉ tiêu an toàn của những loại thực phẩm doanh nghiệp công bố.
Ø Trường hợp sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài thì tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài phải được thừa nhận theo quy định của pháp luật hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định;
Bước 3: Theo dõi tiến độ hồ sơ
Bước 4: Thông báo hồ sơ đã được xác nhận và bàn giao giấy chứng nhận tự công bố thành công cho khách hàng
Ø Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.
IIV/ HỒ SƠ CẦN CHUẨN BỊ
Đối với thủ tục công bố hợp quy an toàn vệ sinh thực phẩm chức năng nhập khẩu bao gồm:
· Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với trường hợp với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật)
· Bản thông tin chi tiết về sản phẩm
· Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) hoặc chứng nhận y tế (HC) hoặc giấy chứng nhận tương đương do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp trong đó có nội dung thể hiện sản phẩm an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và phù hợp với pháp luật về thực phẩm.
· Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn
· Kế hoạch giám sát định kỳ
· Nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ và nhãn phụ bằng tiếng Việt
· Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh để đối chiếu khi nộp hồ sơ
· Giấy đăng ký kinh doanh
· Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất đạt GMP
· Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000
· Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng đã công bố.
Xem thêm: DỊCH VỤ XIN CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI
Đối với công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước
· Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
· Bản thông tin chi tiết về sản phẩm
· Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng (như trên)
· Mẫu nhãn sản phẩm Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh để đối chiếu khi nộp hồ sơ
· Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân
· Giấy chứng nhận đạt GMP (Thực hành sản xuất tốt)
· Hợp đồng gia công sản xuất với đơn vị sản xuất ( kèm theo chứng nhận GMP)
· Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (như trên)
· Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng đã công bố.
· Báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm thực phẩm đối với sản phẩm mới lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường.
· Kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng
· Kế hoạch giám sát định kỳ
Xem thêm: Dịch vụ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
V/ DỊCH VỤ SLAW THỰC HIỆN
– Tư vấn miễn phí cho quý khách tất cả các vấn đề của pháp luật và thực tế liên quan đến công bố hợp quy thực phẩm chức năng
– Hướng dẫn quý khách chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu trong hồ sơ công bố hợp quy thực phẩm chức năng một các chi tiết nhất đồng thời đánh giá các giấy tờ mà quý vị đã cung cấp và đưa ra phương án để thu thập các giấy tờ còn thiếu.
– Trực tiếp thay mặt quý khách soạn và nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền mà quý khách không phải tham gia vào bất cứ giai đoạn nào.
– Trao đổi với chuyên viên để tìm ra những điểm chưa phù hợp và sửa đổi nếu gặp trường hợp xấu bị trả lại hồ sơ. Ngoài ra theo dõi sát sao quá trình giải quyết hồ sơ và thông báo cho quý khách biết.
– Nhận kết quả cuối cùng và chuyển cho quý khách.
STALAW luôn luôn đổi mới mình để mang đến cho quý khách dịch vụ tư vấn, tra cứu và
thực hiện công bố hợp thực phẩm chức năng quy nhất.
Liên hệ: CÔNG TY LUẬT TNHH STARLAW
Địa chỉ trụ sở chính: Số 619 Đường Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
Địa chỉ VP HCM: Số 151 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh
Tell : 0931.333.162
Hotline : 0931.333.162
Quản lý: 0909.363.269
Tags:
Thủ Tục Công Bố Hợp Quy Thực Phẩm Chức NăngDịch Vụ Công Bố Hợp Quy An Toàn Thực PhẩmDịch Vụ Công Bố Chất Lượng Sản PhẩmDịch Vụ Công Bố Hợp Quy Thực PhẩmCông Bố Hợp Quy An Toàn Vệ Sinh Thực PhẩmDịch Vụ Công Bố Sản PhẩmCông Bố Hợp Quy Thực PhẩmDịch Vụ An Toàn Vệ Sinh Thực PhẩmXin Giấy Phép An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm