Đăng ký bản quyền phần mềm là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định như sau:
Quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu
1. Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng lệnh, mã, lược đồ hoặc dạng khác, khi gắn vào một phương tiện, thiết bị được vận hành bằng ngôn ngữ lập trình máy tính thì có khả năng làm cho máy tính hoặc thiết bị thực hiện được công việc hoặc đạt được kết quả cụ thể. Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.
Tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả đối với chương trình máy tính có quyền thỏa thuận bằng văn bản với nhau về việc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính. Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp bản sao chương trình máy tính được làm một bản sao dự phòng để thay thế khi bản sao đó bị xóa, bị hỏng hoặc không thể sử dụng nhưng không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác.”.
Theo đó, dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả phần mềm là việc tác giả, chủ sở hữu phần mềm tiến hành nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả tới Cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp với phần mềm do mình sáng tạo ra.
Đăng ký bản quyền phần mềm là gì? Ai có quyền đăng ký bản quyền phần mềm? (Hình từ Internet)
Ai có quyền đăng ký bản quyền phần mềm?
Theo quy định tại Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật này.
2. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại khoản 1 Điều này gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
Như vậy, người trực tiếp sáng tạo ra phần mềm, chủ ở hữu phần mềm có quyền đăng ký bản quyền phần mềm. Tác giả, chủ sở hữu phần mềm gồm:
- Cá nhân, tổ chức Việt Nam;
- Cá nhân, tổ chức nước ngoài.
Hồ sơ làm thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm gồm những gì?
Căn cứ Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan bao gồm:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan.
Lưu ý: Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt có đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; thời gian hoàn thành;
+ Tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố;
+ Thông tin về cấp lại, cấp đổi (nếu có), cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong tờ khai.
+ Tờ khai do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan;
- Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
- Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan là người được ủy quyền;
- Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền;
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Hồ sơ, chi phí đăng ký bản quyền tác phần mềm máy tính, sưu tập dữ liệu
- 02 bản Giấy ủy quyền (theo mẫu của Luật STARLAW)
- 02 bản Giấy cam đoan (của tác giả sáng tạo ra chương trình phần mềm máy tính, sưu tập dữ liệu)
- 02 bản Quyết định giao nhiệm vụ (của doanh nghiệp giao cho người lao động sáng tạo ra chương trình phần mềm máy tính, sưu tập dữ liệu)
- 02 bản sao chứng minh nhân dân của tác giả sáng tạo ra chương trình phần mềm máy tính, sưu tập dữ liệu
- 02 bản sao giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (sao y chứng thực trong vòng 06 tháng)
- 02 bản in tác phẩm phần mềm máy tính, sưu tập dữ liệu
- 02 đĩa CD có nội dung là tác phẩm phần mềm máy tính sưu tập dữ liệu.
+ Chi phí đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phần mềm máy tính
Phí dịch vụ đăng ký phần mềm trọn gói: Phí dịch vụ tư vấn cho việc thực hiện hoạt động đăng ký quyền tác giả trên được tính trọn gói là: 4.000.000 VNĐ cho 01 tác phẩm đăng ký bản quyền phần mềm (không bao gồm dữ liệu kèm theo) (Phí dịch vụ nêu trên chưa bao gồm thuế VAT).
Lệ phí nhà nước: 600.000 VNĐ/01 tác phẩm đăng ký bản quyền (Bằng chữ: Sáu trăm ngàn đồng chẵn). (áp dụng mức thu phí của Thông tư 29/2009/TT-BTC Quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền tác giả, quyền liên quan).
CÔNG TY LUẬT TNHH STARLAW
Số ĐKHĐ: 01022185/TP/ĐKHĐ
Địa chỉ trụ sở chính: Số 619 Đường Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
Địa chỉ VP HCM: Số 151 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh
Tell : 0931.333.162
Hotline : 0931.333.162
Quản lý: 0909.363.269